Sunday, March 26, 2023
No menu items!
Home Blog Trẻ sơ sinh ho có đờm, khò khè: Triệu chứng và cách...

Trẻ sơ sinh ho có đờm, khò khè: Triệu chứng và cách điều trị

Trẻ sơ sinh thường hay gặp những vấn đề về da, hô hấp mỗi khi thời tiết thay đổi. Điển hình nhất là bệnh khò khè, ho có đờm ở trẻ. Vậy dấu hiệu nhận biết trẻ khò khè là gì? Nguyên nhân và cách điều trị trẻ ho, có đờm, khò khè.Mời bạn đọc bài viết dưới đây.

1. Khò khè là gì?

Khò khè là hiện tượng thở bị tắc nghẽn đường hô hấp dưới ở trẻ (đoạn dưới khí quản đến phế quản nhỏ). 

Khò khè thường gặp ở trẻ 2-3 tuổi do đường thở có các phế quản kích thước nhỏ, bị viêm nhiễm làm co thắt, phù nề, nghẽn tắc, hít thở lưu thông không khí khó khăn làm bệnh khò khè.

2. Dấu hiệu nhận biết trẻ khò khè

Khò khè giống như tiếng ngày, nghe thấy khi trẻ thở ra và nặng hơn là cả khi hít vào. Để có thể nghe thấy bé khò khè hay không bố mẹ áp sát tai vào miệng trẻ có thể nghe thấy rõ nhất.

Nhiều trường hợp bố mẹ có thể không nghe thấy tiếng khò khè nên cần nghe bằng ống nghe của bác sĩ để chẩn đoán bệnh. Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, bé thở bằng mũi, lỗ mũi khá nhỏ nên dễ bị ho, nghẹt mũi. Để phân biệt rõ hơn trẻ khò khè hay nghẹt mũi bố mẹ có thể nhỏ 2-3 giọt nước muối sinh lý và lắng nghe tiếng thở của bé có êm không?

Khò khè có thể khác với các trường hợp:

  • Nghẹt mũi: Tiếng thở khụt khịt chỉ cần rửa mũi, nhỏ mũi là bé dễ thở.
  • Viêm thanh quản: tiếng thở lớn, khàn, ồm nghe rõ khi bé hít vào.

Trẻ sơ sinh ho có đờm, khò khè: Triệu chứng và cách điều trị 1
Trẻ dễ ho khò khè khi thời tiết thay đổi (Ảnh Internet)

3. Nguyên nhân khiến trẻ thở khò khè

Trẻ thở khò khè là do bất thường về đường hô hấp. Khi trẻ thở khò khè bố mẹ có thể nghĩ tới các nguyên nhân như:

  • Bệnh hen suyễn: Di truyền từ gia đình. Đây là bệnh viêm mãn tính đường thở, khiến đường thở nhạy cảm, dễ dị ứng với các chất kích thích như phấn hoa, bụi mịn,… làm viêm viêm đường hô hấp cấp, khiến đường thở phù nề, co thắt,… gây ho, khò khè.
  • Viêm tiểu phế quản cấp: Thường xảy ra ở trẻ dưới 24 tháng tuổi, khi thời tiết thay đổi. Bệnh nặng dễ khiến trẻ thiếu oxy, suy hô hấp.
  • Viêm phổi: Tình trạng bệnh trở nên nặng hơn, nhu mô phổi tổn thương, túi khí trong phổi nhiều mủ và dịch khiến trẻ khó thở, suy hô hấp, rối loạn trao đổi khí.
  • Nguyên nhân khác: Do dị vật đường thở, dị tật bẩm sinh, phế quản bị chèn ép. 

Các triệu chứng khò khè ở trẻ nếu kéo dài >4 tuần bố mẹ cần cho bé đến các bệnh viện chuyên khoa để chẩn đoán bệnh.

4. Trẻ sơ sinh ho có đờm, khò khè là biểu hiện bệnh gì?

Khi trẻ bị hẹp đường hô hấp dẫn đến khò khè, một thời gian tự hết. Khi trẻ thở khò khè mà vẫn ăn, bú, ngủ tốt thì bố mẹ không cần quá lo lắng. Nếu trẻ kèm các triệu chứng như ho, khó thở, bỏ bú,… thì cần đưa trẻ đến thăm khám để tránh tác động xấu đến tính hệ hô hấp của trẻ. 

Trẻ sơ sinh ho có đờm, khò khè: Triệu chứng và cách điều trị 2
Đảm bảo sức đề kháng cho trẻ để hạn chế ho có đờm, khò khè (Ảnh Internet)

5. Cách xử lý trẻ sơ sinh ho có đờm, khò khè

Trẻ sơ sinh ho có đờm, khò khè có thể nguy hiểm nếu bệnh tiến triển nhanh dẫn tới viêm phổi. Do đó, để xác định đúng nguyên nhân cần đến các chuyên khoa. 

Ngoài ra, bố mẹ có thể chăm sóc trẻ sơ sinh theo hướng dẫn sau:

  • Hạ sốt cho trẻ nếu trẻ sốt cao Sử dụng thuốc khi trẻ sốt cao trên 38,5 độ C và theo chỉ định của bác sĩ.
  • Vỗ long đờm cho trẻ. Cách vỗ long đờm cho trẻ khá đơn giản bằng cách khum bàn  tay lại sao cho 5 ngón tay sát vào nhau. Vỗ lưng từ trái sang phải, mỗi bên 3-5 phút ở vị trí phổi của trẻ và không vỗ vào dạ dày hoặc xương sống. Nên vỗ cho trẻ khi đói, không vỗ sau khi trẻ ăn dễ bị nôn trớ. 
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, khu vực, đồ chơi của trẻ để tránh vi khuẩn bám vào. Nếu trẻ có nước mũi cần lau sạch bằng khăn mềm, không tái sử dụng làm khăn bị vi khuẩn tấn công gây bệnh cho trẻ.
  • Cho trẻ ăn uống đầy đủ, thức ăn dễ tiêu hóa, không để trẻ ăn quá no
  • Không sử dụng các loại thuốc nếu chưa có sự cho phép của bác sĩ, kể cả thuốc kháng sinh, long đờm, kháng viêm,… vì nếu không đúng liều dễ làm trẻ khò khè và bệnh nặng hơn.
  • Cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày với trẻ lớn và trẻ nhỏ cần bú mẹ nhiều.
  • Trẻ dưới 3 tháng tuổi bị khò khè cần đến bệnh viện để thăm khám
  • Theo dõi nhịp thở của trẻ, nếu trẻ thở nhanh sẽ có số nhịp thở như sau:
  • Trẻ dưới 2 tháng tuổi: Nhịp thở 60 lần/1 phút trở lên
  • Trẻ 2-11 tháng tuổi: Nhịp thở 50 lần/1 phút trở lên
  • Trẻ từ 12-5 tuổi: Nhịp thở 40 lần/1 phút trở lên

Khò khè là bệnh lý hô hấp ở trẻ có thể gặp ở bất kỳ trẻ nào nên ba mẹ cần theo dõi, quan sát và đưa trẻ đi khám để xác định nguyên nhân và điều trị phù hợp. 

Nguồn: Mai Anh (tổng hợp)

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -

Most Popular

Recent Comments