Việc kiêng khem cho các mẹ sau sinh thường và sinh mổ thực sự cần thiết để giúp mẹ nhanh hồi phục sức khỏe và không ảnh hưởng về sau. Nhưng có cần kiêng khem quá mức hay không? Làm sao để kiêng cữ hợp lý mà vẫn thoải mái. Hãy cùng Bé học thông minh tìm hiểu qua bài viết “Tổng hợp 1001 câu hỏi về kiêng khem sau sinh các mẹ cần biết”.
1. Bà đẻ sau có ăn thịt vịt được không?
Thịt vịt là thức ăn khá quen thuộc trong bữa cơm của các gia đình. Trong 100g thịt vịt chứa 337 kcal, 19g protein, 11 mg canxi, 28g lipid, 204mg kali,… giúp hỗ trợ các bệnh nhân tim mạch, lao, cơ thể người bệnh mau khỏe mạnh. Do đó, với lượng dinh dưỡng có trong thịt vịt thì các mẹ sau sinh được khuyến khích ăn. Tuy nhiên, để đảm bảo tốt nhất, các mẹ nên chế biến thức ăn sao cho phù hợp với mẹ sau sinh.
Mẹ sau sinh mổ có ăn thịt vịt được không? Mẹ có thể ăn được nhưng chỉ nên ăn sau 2 tháng đầu bởi nếu ăn nhiều nó có thể khiến mẹ đầy bụng, khó tiêu. Lý giải về điều này bởi trong thịt vịt có tình hàn, vị tanh nên mẹ sau sinh mổ ăn thịt vịt ngay dễ làm vết thương lâu lành, phù nề, mưng mủ. Sau sinh mổ 6 tuần, cơ thể mẹ hồi phục, về thương lành, mẹ có thể ăn thịt vịt rồi nhé.
Mặc dù thịt vịt rất tốt cho sức khỏe nhưng các mẹ cũng cần chế biến một cách hợp lý, ăn sao cho đúng. Lời khuyên cho mẹ nên ăn thịt vịt nạc, loại bỏ phần mỡ và da vì chúng chứa nhiều chất béo với hàm lượng cholesterol không tốt gây đầy bụng, khó tiêu. Trong quá trình chế biến mẹ cũng nên mua về chế biến tại nhà, ăn ở mức độ vừa phải và có thể đổi món để dễ ăn hơn.
![[Tổng hợp] 1001 câu hỏi về kiêng khem sau sinh các mẹ cần biết 1](https://behocthongminh.com/wp-content/uploads/2021/06/tong-hop-1001-cau-hoi-ve-kieng-khem-sau-sinh-cac-me-can-biet-1.png)
2. Mẹ sau sinh có được ăn ốc không?
Ốc được coi là món ăn ưa thích của nhiều chị em. Nhưng sau sinh em bé nhiều mẹ thường lo lắng mẹ cho con bú có ăn ốc được không? Ăn ốc con có dễ bị lạnh bụng đi ngoài không. Thực tế, theo quan niệm trước đây, nhiều mẹ thường kiêng cá, ốc,… vì sẽ khiến bé lạnh bụng, đi ngoài. Tuy nhiên, theo các bác sĩ thì có thể do cơ địa của từng bé, mẹ có thể ăn đa dạng thức ăn và ăn ít một để coi bé có hiện tượng khác nào không để đảm bảo an toàn.
Mẹ cho bé bú ăn ốc được không? Mẹ sau sinh không nên ăn ốc ngay, đặc biệt với mẹ sau sinh mổ không nên ăn ốc để tránh ảnh hưởng đến vết thương. Các mẹ nên ăn ốc sau khoảng 6 tuần sau khi sinh để phục hồi sức khỏe của mẹ và đảm bảo chất lượng sữa cho bé.
Mặc dù ốc có nhiều canxi cần thiết cho thai nhi và nguồn sữa mẹ, mẹ có thể ăn ốc nhưng nên tự chế biến để loại bỏ ký sinh trùng, không nên ăn quá nhiều bởi ốc ở trong ao hồ chứa nhiều ký sinh trùng không tốt cho sức khỏe của bé.
![[Tổng hợp] 1001 câu hỏi về kiêng khem sau sinh các mẹ cần biết 2](https://behocthongminh.com/wp-content/uploads/2021/06/tong-hop-1001-cau-hoi-ve-kieng-khem-sau-sinh-cac-me-can-biet-2.png)
3. Phụ nữ mới sinh có ăn được rau cải không?
Rau cải xanh có nhiều chất dinh dưỡng như vitamin A, B,C,K … tốt cho sức khỏe và phòng chống bệnh tật tốt. Rau cải có thể kết hợp với các thực phẩm khác và có thể nấu canh, lẩu, xào.
Theo quan niệm dân gian, các mẹ vừa mới sinh xong ăn rau cải có thể bị lạnh bụng, hậu sản, tiểu són khi về già. Đúng vậy, rau cải lợi tiểu, mát nên ăn nhiều dễ đi tiểu trong khi mới sinh nếu đi tiểu nhiều khiến cơ thắt niệu đạo làm việc nhiều.
Khoa học hiện đại cho thấy, bà đẻ có thể ăn rau cải nhưng ăn với lượng vừa phải, không ăn quá nhiều và cần cung cấp đủ vitamin, khoáng chất để tốt cho cả mẹ và con. Phụ nữ mới sinh có ăn được rau cải không? Để đảm bảo mẹ có thể ăn rau cải sau 6 tuần để không bị đi tiểu nhiều cho cơ thể mẹ hồi phục hoàn toàn nhé.
![[Tổng hợp] 1001 câu hỏi về kiêng khem sau sinh các mẹ cần biết 3](https://behocthongminh.com/wp-content/uploads/2021/06/tong-hop-1001-cau-hoi-ve-kieng-khem-sau-sinh-cac-me-can-biet-3.png)
4. Ăn rau cải có bị mất sữa không?
Chúng ta đều biết bà đẻ có thể ăn được rau cải. Nhưng liệu ăn rau cải có bị mất sữa không thì vẫn là vấn đề mà nhiều chị em băn khoăn. Một số chị em trong thời gian cho con bú có chia sẻ việc ăn rau bắp cải làm ảnh hưởng đến lượng sữa, mất sữa.
Một vài bác sĩ cũng khuyên mẹ sau sinh không nên ăn rau bắp cải trong thời gian cho con bú vì rau có tính hàn, làm giảm chất lượng và số lượng sữa mẹ.
Những điều này vẫn chưa có nghiên cứu nào khẳng định ăn rau cải làm mất sữa ở các mẹ cho con bú. Tùy vào cơ địa của từng mẹ, có mẹ ăn ít cũng gây mất sữa, có mẹ ăn nhiều cũng không sao. Tuy nhiên để đảm bảo lượng sữa cho mẹ thì mẹ nên hạn chế hoặc kiêng một thời gian rồi ăn nhé.
Các loại rau cải như cải thìa, cải xoong, cải cúc, cải bó xôi,… có chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa, chống táo bón, cung cấp dưỡng chất cần thiết cho mẹ và thai nhi đảm bảo sức khỏe.
![[Tổng hợp] 1001 câu hỏi về kiêng khem sau sinh các mẹ cần biết 4](https://behocthongminh.com/wp-content/uploads/2021/06/tong-hop-1001-cau-hoi-ve-kieng-khem-sau-sinh-cac-me-can-biet-4.png)
5. Mẹ sau sinh có ăn sữa chua được không?
Sau sinh có ăn sữa chua được không là câu hỏi mà nhiều mẹ quan tâm bởi sữa chua có nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, việc ăn sữa chua có ảnh hưởng đến sự phát triển của con không. Thực tế, theo các chuyên gia sữa chua có nhiều dinh dưỡng nên lợi khuẩn tốt cho mẹ nhưng một số thành phần trẻ sơ sinh khó dung nạp nên lời khuyên các mẹ cho con bú không nên ăn sữa chua tránh làm bé đau bụng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa.
Sau sinh có được ăn sữa chua nha đam không? Đặc biệt, với các bé dị ứng đạm sữa bò các mẹ khi ăn cần cân nhắc xem bé có biểu hiện gì không nhé.
Mẹ sau sinh cho con bú có được ăn sữa chua nhưng ăn sao cho hợp lý, ăn sai cách dễ gây các vấn đề về tiêu hóa. Mẹ cần lưu ý khi ăn sữa chua:
- Ăn sau khi mua về 1 tuần, bảo quản ngăn mát tủ lạnh
- Mẹ cho con bú có được ăn sữa chua nhưng không ăn quá lạnh.
- Không đun, hâm sữa chua vì sẽ làm tiêu diệt lợi khuẩn và dinh dưỡng. Có thể ngâm cả hộp sữa chua với nước nóng 70 độ C.
- Nên ăn sữa chua 2-3 hộp/ngày.
- Không ăn sữa chua và uống kháng sinh cùng lúc sẽ tiêu diệt các lợi khuẩn trong sữa chua
- Nên ăn sau bữa ăn 1-2 tiếng.
Sau sinh mổ có ăn được sữa chua không? Chúng ta cùng tìm hiểu lợi ích của sau sinh mổ ăn sữa chua là:
- Tốt cho hệ tiêu hóa: Cung cấp lượng vi khuẩn lactobacillus Acidophilus, bifidobacterium cải thiện hệ tiêu hóa, tăng cường đề kháng tốt, phòng ngừa táo bón, trĩ.
- Phòng chống cao huyết áp, tốt cho hệ tim mạch, giảm cholesterol.
- Giảm căng thẳng, stress
- Làm đẹp da, ngăn ngừa lão hóa
- Kiểm soát cân nặng, giúp mang lại vóc dáng hoàn hảo.
![[Tổng hợp] 1001 câu hỏi về kiêng khem sau sinh các mẹ cần biết 5](https://behocthongminh.com/wp-content/uploads/2021/06/tong-hop-1001-cau-hoi-ve-kieng-khem-sau-sinh-cac-me-can-biet-5.png)
6. Bà đẻ có ăn được dưa hấu không
Dưa hấu thường mát lạnh và ngọt nên khi cơ thể mệt mỏi, nắng nóng sẽ khiến mẹ thèm ăn món này. Không những thế, dưa hấu lại có nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe nhưng với mẹ sau sinh thì nên kiêng cữ để không bị lạnh bụng, đầy hơi có thể gây tiêu chảy cho mẹ và bé.
Bà đẻ có ăn được dưa hấu không? Khi mới sinh em, cơ thể mẹ còn yếu nên bổ sung các thực phẩm hợp lý để không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Sau sinh mấy tháng được ăn dưa hấu?Nếu mẹ sau sinh vẫn muốn ăn dưa hấu thì nên ăn ở mức độ vừa phải để không bị ảnh hưởng đến sức khỏe và nguồn sữa cho con. Lưu ý không nên ăn quá nhiều dưa hấu lạnh, mẹ thận kém, thận hư không nên ăn, không nên ăn dưa hấu để lâu và gần thời gian ăn cơm.
![[Tổng hợp] 1001 câu hỏi về kiêng khem sau sinh các mẹ cần biết 6](https://behocthongminh.com/wp-content/uploads/2021/06/tong-hop-1001-cau-hoi-ve-kieng-khem-sau-sinh-cac-me-can-biet-6.png)
7. Bà đẻ có ăn được sầu riêng không
Sầu riêng là loại quả có tính nóng, vị ngọt và thường có vào mùa hè. Sầu riêng rất giàu dinh dưỡng, có hàm lượng đường cao, chứa nhiều vitamin A, kali, chất xơ, canxi, protein, sắt, vitamin B6,… Tuy nhiên, theo các bác sĩ, mẹ sau sinh Không nên ăn sầu sinh bởi:
- Sầu riêng rất nóng khiến mẹ đầy bụng, khó tiêu, con bú dễ nổi mụn, quấy khóc, khó chịu.
- Lượng đường trong sầu riêng nhiều dễ làm mẹ tăng cân, vết thương lâu lành.
- Bà đẻ có ăn được sầu riêng không? Sầu riêng cung cấp tới 147 kcal/100g khiến mẹ dễ tăng cân.
- Sử dụng sầu riêng với cồn còn có thể nhiễm độc nếu không xử lý kịp thời dễ ảnh hưởng đến tính mạng.
- Một số mẹ cho rằng ăn nhiều sầu riêng có mùi nồng, bám vào hơi thở mẹ khiến bé khó chịu và không chịu bú.
Do đó, đối với cá mẹ kể cả đẻ thường và đẻ mổ hãy kiêng loại quả này để vết khâu và vết thương tử cung mau lành. Thay vào đó, mẹ có thể ăn các loại quả khác giàu dinh dưỡng như bưởi, chuối, đu đủ chín, táo,…
![[Tổng hợp] 1001 câu hỏi về kiêng khem sau sinh các mẹ cần biết 7](https://behocthongminh.com/wp-content/uploads/2021/06/tong-hop-1001-cau-hoi-ve-kieng-khem-sau-sinh-cac-me-can-biet-7.png)
8. Bà đẻ có ăn được trứng vịt lộn không
Phụ nữ sau sinh có ăn được trứng vịt lộn không? Câu trả lời là mẹ có thể ăn trứng vịt lộn nhé vì trong trứng vịt lộn có những dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe để phục hồi sức khỏe sau sinh. Việc ăn trứng vịt lộn hợp lý còn giúp bổ sung năng lượng, protein, chất béo cao cũng như sắt tốt cho máu của mẹ sau sinh. Hơn nữa, trứng vịt lộn có nhiều vitamin A tốt cho mắt, giảm căng thẳng là món ăn được khuyên dùng.
Bà đẻ có ăn được trứng vịt lộn không? Mẹ sau sinh nên ăn 1 quả/lần và không qúa 2 quả/tuần. Lưu ý bà đẻ ăn trứng vịt lộn nên ăn vào buổi sáng để hấp thu đầy đủ các chất dinh dưỡng mà không làm khó tiêu, ảnh hưởng đến giấc ngủ của mẹ.
Trường hợp được khuyến cáo không nên ăn trứng vịt lộn ở các mẹ sau sinh là các mẹ có tiền sử tăng huyết áp, bệnh tim mạch, đái tháo đường,… dễ làm tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim,…
Như vậy, bà đẻ, phụ nữ sau sinh cho con bú có thể ăn trứng vịt lộn và nên ăn với lượng đủ nhé các mẹ.
![[Tổng hợp] 1001 câu hỏi về kiêng khem sau sinh các mẹ cần biết 9](https://behocthongminh.com/wp-content/uploads/2021/06/tong-hop-1001-cau-hoi-ve-kieng-khem-sau-sinh-cac-me-can-biet-9.png)
9. Bà đẻ có ăn được mướp đắng không
Mướp đắng là loại quả có ít chất xơ, chất béo có lợi cho sức khỏe, làm tăng nguy cơ hạ đường huyết nên với những mẹ đang thắc mắc bà đẻ có ăn được mướp đắng không? CÂu trả lời là Không nên. Do mướp đắng có tính hàn, dễ tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, mẹ sau sinh bụng dạ yếu nên có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ, nguồn sữa của bé.
Mặc dù mướp đắng có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, nhưng ngay cả phụ nữ mang thai và sau sinh cũng không nên ăn mướp đắng dễ làm kích thích tử cung dễ sinh non, sảy thai, bà đẻ ăn mướp đắt dễ co thắt tử cung, gây hậu sản.
Để có nguồn dinh dưỡng hợp lý cho mẹ và bé, bà đẻ nên ăn các loại mướp hương có tác dụng thông tắc tuyến sữa, cà rốt, bí đỏ tăng cường thị lực, chống oxy hóa, củ sen tác dụng lợi sữa, đu đủ xanh luộc mang đến nguồn sữa dồi dào.
![[Tổng hợp] 1001 câu hỏi về kiêng khem sau sinh các mẹ cần biết 9](https://behocthongminh.com/wp-content/uploads/2021/06/tong-hop-1001-cau-hoi-ve-kieng-khem-sau-sinh-cac-me-can-biet-8.png)
10. Bà đẻ có ăn được thịt chó không
Thịt chó là món ăn được nhiều người ưa thích. Theo quan niệm, thịt chó tốt cho người suy nhược sau sinh, trừ hàn, tiêu viêm nên cực kỳ tốt cho phụ nữ sau sinh. Vì vậy, nhiều gia đình thường nấu cháo thịt cho cho phụ nữ sau sinh chống hư tổn, lợi sữa, giải độc, kích thích tử cung co bóp tốt.
Bà đẻ có ăn được thịt chó không? Câu trả lời là Có. Nhưng với một số mẹ hoặc bé dị ứng thì không nên ăn để đảm bảo. Theo một số chuyên gia, mẹ sau sinh có ăn được thịt chó nhưng không nên ăn cùng với tỏi, thịt trâu, thịt gà, chè dễ gây đầy hơi, đau âm ỉ. Hạn chế ăn thịt chó quá khuya.
![[Tổng hợp] 1001 câu hỏi về kiêng khem sau sinh các mẹ cần biết 10](https://behocthongminh.com/wp-content/uploads/2021/06/tong-hop-1001-cau-hoi-ve-kieng-khem-sau-sinh-cac-me-can-biet-10.png)
11. Bà đẻ có ăn được mít không
Mít là loại quả ngon, được nhiều chị em đặc biệt “nghiền”. Vậy bà đẻ có ăn được mít không? Sinh mổ có ăn được mít không? Câu trả lời là mẹ sinh thường hay sinh mổ đều có thể ăn mít giúp mang lại nhiều chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ và bé.
Lưu ý dành cho các mẹ sau sinh ăn mít nên ăn với lượng vừa phải, không ăn nhiều dễ gây mụn nhọt, chốc lở. Không ăn mít khi bụng đói và những người suy thận mạn tính, suy nhược, cơ thể yếu thì không nên ăn tránh làm đường huyết tăng, nóng gan.
![[Tổng hợp] 1001 câu hỏi về kiêng khem sau sinh các mẹ cần biết 11](https://behocthongminh.com/wp-content/uploads/2021/06/tong-hop-1001-cau-hoi-ve-kieng-khem-sau-sinh-cac-me-can-biet-11.png)
12. Bà đẻ có ăn được dưa lê không?
Dưa lê là loại quả không còn xa lạ đối với người Việt khá dễ ăn. Quả dưa lê chứa nhiều dinh dưỡng, vitamin B1,B2, vitamin và nhiều khoáng chất, cung cấp năng lượng cho việc phục hồi sức khỏe của mẹ.
Vậy mẹ sau sinh ăn quả dưa lê được không? Câu trả lời là Có. Bà đẻ ăn ăn được dưa lên vì có nhiều chất xơ, không chứa cholesterol, hỗ trợ hệ tiêu hóa, giàu protein, axit béo omega-3 tốt cho sức khỏe, bệnh tim mạch, cải thiện tình trạng khó thở, giúp mẹ ngủ ngon giấc hơn.
Tuy nhiên, dưa lê cũng là một trong nhiều quả được phun thuốc sâu nhiều nên mẹ cần tìm mua ở nơi có địa chỉ tin cậy, cần ngâm, rửa sạch dưới vòi nước để loại trừ độc tố và cần gọt vỏ trước khi ăn.
![[Tổng hợp] 1001 câu hỏi về kiêng khem sau sinh các mẹ cần biết 12](https://behocthongminh.com/wp-content/uploads/2021/06/tong-hop-1001-cau-hoi-ve-kieng-khem-sau-sinh-cac-me-can-biet-12.png)
13. Mẹ sau sinh có ăn được quả lê không?
Cũng giống như nhiều loại quả khác, lê có chứa nhiều chất dinh dưỡng cao, bổ sung đa dạng các loại vitamin cần thiết cho cơ thể. Do đó, mẹ sau sinh có ăn được quả lê không? Câu trả lời Có. Ăn lê sau sinh giúp mẹ cải thiện tình trạng táo bón, cải thiện tình trạng mệt mỏi, suy nhược cơ thể. Lê chứa kali, magie, Cu, mangan giúp tăng cường hệ thống miễn dịch.
Lời khuyên cho các mẹ nên ăn dưa lê nguyên vỏ vì vỏ có chứa chất kháng viêm, hỗ trợ vết thương mau lành. Nhưng để đảm bảo sạch mẹ nên chọn mua ở địa chỉ tin cậy, nguồn gốc rõ ràng nhé.
![[Tổng hợp] 1001 câu hỏi về kiêng khem sau sinh các mẹ cần biết 13](https://behocthongminh.com/wp-content/uploads/2021/06/tong-hop-1001-cau-hoi-ve-kieng-khem-sau-sinh-cac-me-can-biet-13.png)
Hy vọng bài viết trên thực sự hữu ích dành cho các mẹ, giải đáp mọi thắc mắc cho mẹ sau sinh có ăn được gì và cần kiêng khem gì để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.
Nguồn: Mihi sưu tầm, tổng hợp