Sunday, March 26, 2023
No menu items!
Home Blog Tăng động, giảm chú ý ở trẻ: Nguyên nhân, cách điều trị

Tăng động, giảm chú ý ở trẻ: Nguyên nhân, cách điều trị

Tăng động giảm chú ý ở trẻ là gì? Bệnh có nghiêm trọng không và nó ảnh hưởng ra sao đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Bố mẹ hãy cùng Bé học thông minh tìm hiểu về tình trạng này nhé.

1. Tăng động giảm chú ý là gì?

Tăng động giảm chú ý hay còn gọi là Attention Deficit – Hyperactivity Disorder (ADHD). 

Tăng động giảm chú ý hay còn gọi là rối loạn hoạt động, hiếu động quá, giảm khả năng tập trung chú ý. Tăng động giảm chú ý do hội chứng của não, làm trẻ, người lớn khó kiểm soát được hành vi của mình. Bệnh thường gặp nhất ở thời thơ ấu làm ảnh hưởng đến 4-12% trẻ tuổi đến trường và tỷ lệ mắc bệnh ở bé trai cao hơn 3-4 lần bé gái.

Theo nghiên cứu của Tổ chức y tế thế giới, có 9 triệu chứng giảm chú ý, 6 triệu chứng tăng động à 4 triệu chứng thường gặp là rối loạn tăng động giảm chú ý. 

Tăng động, giảm chú ý ở trẻ: Nguyên nhân, cách điều trị 1
Trẻ tăng động giảm chú ý thường không ngồi yên ngay cả khi 1 mình (Ảnh Internet)

2. Dấu hiệu trẻ tăng động giảm chú ý

Trẻ tăng động giảm chú ý thường có những dấu hiệu như:

  • Thường bị quên đồ dùng học tập, làm mất dụng cụ học tập: Dù được bố mẹ dặn dò kỹ lưỡng nhưng việc quên đồ của trẻ vẫn thường xuyên diễn ra. 
  • Thiếu tự tin giao tiếp: khiến trẻ không muốn giao tiếp với người xung quanh và bạn bè cùng lớp, thầy cô. Dần dần trẻ xa lánh và khó thích nghi với môi trường mới.
  • Kém thông minh do lơ đãng, mơ màng không lắng nghe và nắm bắt những yêu cầu từ người lớn.
  • Không bày tỏ được cảm xúc bằng lời khi ngôn ngữ chậm phát triển.
  • Không tập trung, không ngồi yên thường xuyên ngọ nguậy, vặn vẹo.
  • Không nhận thức được nhu cầu, mong muốn của người khác, sẵn sàng ngắt lời người khác khi đang nói chuyện.
  • Thích quậy phá, nổi  giận. Trẻ tăng động giảm chú ý thường dễ nổi cơn thinh nộ ở các thời điểm khác nhau.
Tăng động, giảm chú ý ở trẻ: Nguyên nhân, cách điều trị 2
Trẻ thiếu tập trung, không lắng nghe người khác nói (Ảnh Internet)

3. Phân biệt bệnh tăng động giảm chú ý với chứng rối loạn thiếu tập trung

Bệnh tăng động giảm chú ý ADHD và rối loạn tập trung ADD có có nhiều sự khác biệt mà chúng ta cần nắm được. Mặc dù chứng rối loạn thiếu tập trung ADD thuộc một loại bệnh tăng giảm chú ý nhưng triệu chứng lại có sự phân biệt mà dễ nhầm lẫn.

Tăng động giảm chú ý được chia làm các loại như: 

  • ADHD không chú ý hay ADD
  • ADHD hiếu động, bốc đồng
  • ADHD kết hợp

Trẻ mắc ADHD giảm chú ý thường hoạt động nhiều, và được chẩn đoán ở trẻ dưới 16 tuổi khi có các 5-6 biểu hiện xảy ra trong vòng 6 tháng như:

  • Nói liên tục, nói nhiều không nghỉ
  • Không thể ngồi yên, cơ thể bồn chồn
  • Không tập trung, không yên lặng khi chơi một mình
  • Không ngồi một chỗ, di chuyển liên tục
  • Hay trả lời nhanh khi chưa nghe/đọc hết câu hỏi
  • Thích chen ngang, ngắt lời người khác nói.

Nếu trẻ mắc ADHD kết hợp tức là trẻ vừa mất chú ý vừa tăng động/ bốc đồng.

Thực tế, để có thể chắc chắn được con bạn có bị rối loạn tăng động giảm chú ý không thì cần cho trẻ đi khám toàn diện để được các chuyên gia đánh giá và có những trao đổi về tình trạng sức khỏe của trẻ

Tăng động, giảm chú ý ở trẻ: Nguyên nhân, cách điều trị 2
Cần có liệu pháp cải thiện cho trẻ một cách phù hợp (Ảnh Internet)

4. Bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý có chữa được không?

Bệnh tăng động giảm chú ý khó có thể điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, chúng ta cso thể kiểm soát được những triệu chứng nếu có các biện pháp hỗ trợ giáo dục hợp lý, quản lý hành vi của trẻ và cho trẻ dùng thuốc khi cần.

Thông thường, 2 liệu pháp nền tảng: liệu pháp hành vi, liệu pháp sử dụng thuốc được lựa chọn để điều trị bệnh tăng động giảm chú ý. Và liệu pháp hành vi được ưu tiên hơn trước khi cho bé dùng thuốc (Theo khuyến cáo của Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ AAP) đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi) Với trẻ từ 6 tuổi trở lên thì có thể kết hợp 3 liệu pháp để điều trị tăng động giảm chú ý cho trẻ. 

  • Liệu pháp hành vi gồm huấn luyện phụ huynh chữa bệnh tăng động, giảm chú ý ở trẻ:

+ Huấn luyện phụ huynh quản lý hành vi, có kỹ năng và chiến lược hỗ trợ trẻ

+ Huấn luyện phụ huynh quản lý hành vi có hiệu quả tương đương dùng thuốc điều trị

+ Trẻ dưới 6 tuổi dùng thuốc sẽ gặp nhiều tác dụng phụ

  • Liệu pháp sử dụng thuốc thường áp dụng với trẻ trên 6 tuổi và cần được dùng theo chỉ định của bác sĩ.

+ Thuốc kích thích: Nhằm cải thiện triệu chứng

+ Thuốc không kích thích: Không có tác dụng nhanh nhưng hiệu quả có thể kéo dài lên đến 24h. 

5. Cách điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý

Thông thường với bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý bố mẹ thường phải điều trị cho con bằng cách:

  • Sử dụng thuốc: Tăng khả năng chú ý của não, kiểm soát hoạt động của trẻ.
  • Dùng liệu pháp hành vi, điều trị tâm lý giúp trẻ phát triển kỹ năng xã hội, cảm xúc và kế hoạch
  • Cho trẻ đi lớp: Giáo viên rèn luyện cho trẻ việc thích nghi với lớp học tốt nhất.

Một lưu ý nhỏ với các gia đình có các bé bị rối loạn tăng động giảm chú ý cần được tuân thủ liệu trình điều trị của bác sĩ, cho trẻ dùng thuốc đúng thời gian và liều lượng. Đồng thời, bố mẹ cần kết hợp việc giáo dục con giúp đỡ con, tìm hiểu con đang làm gì ở trường lớp, tiếp cận và hỗ trợ trẻ tập trung vào vấn đề. Tạo lối sống lành mạnh, ăn uống đầy đủ để cải thiện sức khỏe và hành vi của trẻ. 

Nguồn: Tổng hợp

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -

Most Popular

Recent Comments