Bạn có biết trẻ sơ sinh cũng có thể nói chuyện bằng cách bập bẹ, cười nói hoặc có những động tác với người lớn không. Đây vừa là những biểu hiện đáng yêu ở trẻ sơ sinh mà vừa là ngôn ngữ giao tiếp với ba mẹ. Hãy trò chuyện với trẻ bằng cách nào đó. Nếu ba mẹ chưa biết có thể tham khảo bài viết “Nói chuyện với trẻ sơ sinh để con thông minh” dưới đây.
1. Nói chuyện với trẻ sơ sinh: Nên hay không?
Trẻ sơ sinh có thể chưa biết nói nhưng bộ não non nớt của trẻ có thể hiểu được những âm thanh, giai điệu và ngôn ngữ để trẻ có thể trò chuyện. Những em bé được ba mẹ nói chuyện nhiều sẽ có kỹ năng ngôn ngữ, đàm thoại thành thạo. Khi đó, trẻ sẽ chú ý nhiều hơn, háo hức hơn.
Theo nghiên cứu, trong 3 năm đầu đời, trẻ sẽ phát triển 80% thể chất não bộ và hình thành những liên kết suy nghĩ, học hỏi và xử lý thông tin.
Việc ba mẹ nói chuyện với trẻ sơ sinh nhiều sẽ giúp kích hoạt khớp thần kinh quang trọng trong não bộ của trẻ và dần dần trẻ sẽ nói được nhiều hơn.
2. Những bước cơ bản nói chuyện cùng trẻ sơ sinh
Mẹ có thể tham khảo những bước cơ bản nói chuyện cùng trẻ sơ sinh dưới đây để có thể tương tác với bé dễ dàng như:
- Thường xuyên trò chuyện cùng con
- Dành thời gian chơi cùng con
- Tập trung, lắng nghe con trả lời
- Vừa nói chuyện vừa nhìn vào mắt trẻ
- Hạn chế cho trẻ xem ti vi để trẻ không bị ảnh hưởng đến ngôn ngữ.
- Cho bé cảm thụ âm thanh trong cuộc sống hàng ngày bằng các đoạn hội thoại thông thường.
- Có thể áp dụng với những trẻ lớn hơn.
3. Nói chuyện với trẻ sơ sinh theo các mốc phát triển
Ở mỗi mốc phát triển của con mẹ có thể thay đổi các cách nói chuyện khác nhau để con có thể tiếp thu và học học một cách tốt nhất.
3.1. Nói chuyện với trẻ sơ sinh từ 1-3 tháng tuổi
Trẻ sơ sinh từ 1-3 tháng tuổi còn rất bé nhưng bé có thể tiếp thu và nói chuyện bằng những ngôn ngữ cơ thể như khóc, cười, đạp chân, quơ tay,… Mẹ khi này có thể hát, chơi các trò chơi nhẹ nhàng hoặc kể những việc làm cho bé nghe. Những lúc rảnh rỗi hay trước khi đi ngủ mẹ cũng có thể đọc sách cho con nghe. Trò chuyện, đối đáp liên tục hoặc làm những hành động vui vui để bé bập bẹ.
3.2. Nói chuyện với trẻ sơ sinh từ 4-7 tháng tuổi
Giai đoạn trẻ sơ sinh từ 4-7 tháng tuổi bé có thể bắt chước những âm thanh xung quanh và thể hiện qua giọng nói. Ba mẹ hãy kéo dài cuộc trò chuyện với trẻ và khuyến khích trẻ phản hồi lại. Tạo môi trường và không gian cho bé khám phá các đồ vật quen thuộc rồi mô tả cho bé để bé tìm hiểu.
3.3. Nói chuyện với trẻ sơ sinh từ 8-12 tháng tuổi
Giai đoạn trẻ 8-12 tháng bé có thể bò và tập đứng lên. Một số bé nhanh có thể chập chững đi. Lúc này mẹ có thể nói chuyện với con về những gì mà mẹ và bé nhìn thấy. Mẹ cũng có thể giúp con diễn đạt cảm xúc bằng lời nói. Đừng nói những từ “không được” hay la hét ocn mà hãy giải thích từ từ để cho bé hiểu. Ngoài ra mẹ cũng nên lựa chọn những bài hát thiếu nhi để hát cùng con.
Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích để nói chuyện với trẻ sơ sinh giúp con lớn khôn tự nhiên và thông minh nhé.
Nguồn: Mihi sưu tầm