Sunday, March 26, 2023
No menu items!
Home Blog Những điều cần biết về mềm sụn thanh quản

Những điều cần biết về mềm sụn thanh quản

Mềm sụn thanh quản là bệnh bẩm sinh rất hiếm gặp có thể phát hiện ngay ở những tuần tuổi đầu của trẻ. Vậy bệnh mềm sụn thanh quản có biểu hiện gì, nguyên nhân gây mềm sụn thanh quản ở trẻ và cách điều trị bệnh mềm sụn thanh quản là gì?

1. Bệnh mềm sụn thanh quản là gì?

Mềm sụn thanh quản là bệnh hiếm gặp, bẩm sinh khi các mô nâng đỡ cấu trúc giải phẫu trên thanh quản (nắp, sụn phễu) chưa phát triển khiến các cấu trúc này sa vào đường thở của bé khiến bé có những tiếng thở khò khè.

Bệnh mềm sụn thanh quản chỉ chiếm 0.01% bệnh lý tai mũi họng. Hiện tượng mềm sụn thanh quản thường diễn ra ở nắp sụn thanh quản, sụn phễu. 

Những điều cần biết về mềm sụn thanh quản 1
Mềm sụn thanh quản ở trẻ thường rất ít gặp (Ảnh Internet)

2. Nguyên nhân gây mềm sụn thanh quản

Nguyên nhân gây mềm sụn thanh quản cụ thể chưa rõ, có thể do các cơ chế như:

  • Sự bất thường ở cấu trúc cơ thể học:

Khi các nắp phễu âm thanh ngắn, nắp âm thanh hình omega khiến vùng thượng thanh môn hẹp. Độ chênh lệch giữa kích thước phổi và kích thước ống dẫn khí hô hấp trên khiến tình trạng co rút hay làm phồng hõm các cơ vùng ngực, cổ, trẻ có biểu hiện hít vào thở ra và tạo tiếng thở rít.

  • Do đường truyền thần kinh chưa hoàn thiện

Một nguyên nhân được coi là khiến mềm sụn thanh quản là do các đường truyền thần kinh chưa trưởng thành, thần kinh và cơ chưa hoàn thiện làm trương lực dẫn khí khu vực này thấp hơn nên dễ bị phồng xẹp. 

3. Biểu hiện của bệnh mềm sụn thanh quản

  • Thở khò khè lâu ngày

Ngay sau khi chào đời, trẻ thường có biểu hiện khò khè, cơn thở đều khò khè, ngắt quãng khi hít vào. Biểu hiện này có thể khiến mẹ nhầm lẫn với việc trẻ hút nước ối trong mũi không sạch sau sinh làm viêm mũi, tắc mũi mà khám tai mũi họng lại không có dịch tiết hay tổn thương nào.

Khi trẻ nằm ngửa, tiếng thở khò khè mang âm cao hơn, khi quấy khóc kèm theo viêm viêm đường hô hấp. Trẻ có biểu hiện chậm tăng cân, bú mẹ kém, ngưng thở đột ngột , da tái. Trường hợp này có thể kéo dài ở trẻ đến 8 tháng tuổi và hết dần. 

  • Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ

Theo nghiên cứu, có tời 80-90% trẻ có bệnh mềm sụn thanh quản sẽ kèm theo trào ngược dạ dày thực quản do tắc nghẽn một phần thanh môn khi trẻ hít vào làm tăng áp lực âm tại lồng ngực quá mức mức, lượng thức ăn ở dạ dày dễ bị trào ngược lên thực quản. Khi trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản nặng sẽ thay đổi cấu trúc bệnh học gần như mềm sụn thanh quản. 

  • Một số triệu chứng khác như: bú khó, chậm lên cân, sặc sữa, tím tái, ợ dịch

Các triệu chứng kể trên trẻ có thể tăng nặng từ 4-8 tháng đầu và phần lớn có thể hết sau 1 tuổi.

Những điều cần biết về mềm sụn thanh quản 2
Theo dõi và khám định kỳ để điều trị sớm cho trẻ (Ảnh Internet)

4. Phân loại mềm sụn thanh quản

Tùy vào mỗi trẻ sẽ có biểu hiện bệnh khác nhau. 3 cấp độ mềm sụn thanh quản bạn cần biết đó là:

  • Cấp độ nhẹ: Trẻ thở khò khè, bú bình thường, không có triệu chứng khác kèm theo thường sẽ tự khỏi sau 12-18 tháng tuổi và cần theo dõi tại nhà.
  • Cấp độ trung bình: Trẻ thở khò khè, trớ sữa, bú khó, có tiền sử, trào ngược dạ dày, nghẽn tắc đường thở có thể tự khỏi sau 12-18 tháng. Cần điều trị trào ngược dạ dày thực quản và quan tâm, theo dõi sát sao.
  • Cấp độ nặng: Trẻ khó thở, cơn thở tím tái, lồng ngực co kéo, cần thở oxy, bệnh tim phổi tiếp diễn, không lên cân được. Ở cấp độ này người bệnh cần được phẫu thuật để chữa trị.

5. Cách điều trị bệnh mềm sụn thanh quản

Bệnh mềm sụn thanh quản thường gặp ở những trẻ sinh non, tổn thương đường hô hấp hay người có bệnh lý thần kinh cơ. Vì vậy, để điều trị bệnh mềm sụn thanh quản cần:

  • Hạn chế cho trẻ nằm ngửa: Việc nằm ngửa khiến lớp mô sụn thanh quản dễ sa vào đường thở làm trẻ thở khò khè hơn. Với trẻ sơ sinh, nên nằm nghiêng và trở mình cho trẻ đỡ mỏi, còn trẻ lớn hơn thì bé tự nằm tư thế bé cảm thấy dễ thở.
  • Cho bú đúng khớp: Với trẻ mềm thanh quản thường khó bú nên mẹ hãy cho bé bú đúng cách, ngậm đúng sớm để hạn chế tình trạng sặc sữa ở trẻ.
  • Thường xuyên vệ sinh họng cho bé: Sử dụng nước muối sinh lý nhỏ mũi để bé dễ thở hơn. Trẻ mềm thanh quản thường thở bằng miệng nên môi sẽ khô và nứt nẻ cần được dưỡng ẩm hàng ngày.
  • Tăng cường sức đề kháng: Bố mẹ có thể tăng đề kháng cho trẻ bằng những loại thực phẩm có nhiều vitamin C giúp phòng ngừa các bệnh viêm đường hô hấp.
  • Chế độ sinh hoạt đảm bảo: Không nên kiếng quá để bé ăn đủ, hoạt động thể chất để trẻ phát triển bình thường. Tiêm chủng theo định kỳ để phòng tránh các bệnh khác. 
  • Khám định kỳ: Khám, theo dõi sức khỏe định kỳ cho bé để có những biện pháp xử lý kịp thời.

Bài viết “Những điều cần biết về mềm sụn thanh quản” đã chia sẻ những thông tin về bệnh mềm sụn thanh quản ở trẻ để bố mẹ nắm được trong việc chăm sóc trẻ tốt nhất. 

Nguồn: Tổng hợp

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -

Most Popular

Recent Comments