Bước vào tuổi dậy thì con trẻ thường có những thay đổi về mặt tâm sinh lý nên bố mẹ cần phải đặc biệt chú ý tới con nhiều hơn. Để có thể hiểu được con, giúp con phát triển thì hãy tham khảo bài viết những điều cần biết khi dạy con tuổi dậy thì dưới đây:
1. Đừng quá quan tâm, tò mò
Với nhiều trẻ ở tuổi dậy thì có nhiều những thay đổi rõ rệt và thường có những thế giới riêng biệt. Vai trò của bố mẹ khi này cũng được coi là “mờ nhạt” đối với con. Chính vì thế mà nhiều bố mẹ thường quan tâm, tò mò tìm hiểu con từ bạn bè, nhưng ít biết rằng việc làm này lại khiến con càng thờ ơ, xa lánh và ít chia sẻ với bố mẹ.
Hãy cân nhắc thật kỹ khi muốn tìm hiểu con qua bạn bè, để con có những tự lập nhiều hơn.
2. Luôn dành thời gian cho con
Những ông bố bà mẹ bận rộn với công việc thường không có nhiều thời gian dành cho con nên con cũng ít chia sẻ với bố mẹ. Lâu dần sẽ trở thành thói quen và con không cần sự tư vấn của bố mẹ nữa.
Do đó, hãy gạt những bộn bề công việc sang một bên khi về nhà để con có thể trò chuyện, tâm sự với bố mẹ. Đây là điều cần thiết giúp bố mẹ hiểu con hơn, uốn nắn con kịp thời và dạy trẻ những kỹ năng giao tiếp cơ bản nhất.
3. Không phán xét con
Khi con ở tuổi dậy thì con đã hiểu được mức độ của việc phán xét từ bố mẹ. Mọi hành động, lời nói của bố mẹ khiến trẻ cảm thấy tổn thương nếu đem mình ra so sánh với những bạn khác. Bố mẹ hãy là người thông minh tinh tế trong việc này nhé.
4. Tiếp cận con một cách gián tiếp
Khi trẻ còn nhỏ bố mẹ có thể dễ dàng hỏi chuyện con nhưng đến khi trẻ lớn hơn, chuyển sang giai đoạn dậy thì việc hỏi những câu hỏi thường ngày có thể khiến trẻ không thoải mái, nghĩ rằng bố mẹ quá can thiệp vào cuộc sống riêng tư của mình. Hãy ngồi bên cạnh và lắng nghe con nói để có thể đưa ra những lời khuyên hữu ích cho con cũng như hướng dẫn con những có những hành động đúng đắn.
Dậy thì ở trẻ
Dậy thì là giai đoạn phát triển các đặc tính sinh dục thứ phát. Ở con gái thường bắt đầu tuổi dậy thì lúc 8-13 tuổi và con trai thường từ 9-14 tuổi.
Đặc điểm nhận biết tuổi dậy thì ở con gái là có tuyến vú phát triển, bộ phận sinh dục tăng, lông mu dài, có lông nách và chiều cao phát triển. Khi này trẻ cũng bắt đầu hành kinh. Còn ở con trai, biểu hiện dậy thì dễ nhận biết là tinh hoàn to, lông mu, nách phát triển, dương vật to lên, chiều cao phát triển, trẻ bị khàn tiếng.
Trẻ dậy thì thường có những thay đổi như thế nào?
- Xu hướng độc lập: Trẻ không còn muốn nhận được những giúp đỡ từ bố mẹ, muốn tự chủ từ suy nghĩ tới hành động của mình.
- Muốn tìm hiểu cơ thể hơn: Những thay đổi trên cơ thể mình theo từng giai đoạn khiến trẻ quan tâm hơn. Trẻ có thể vui vì những ưu điểm nhưng cũng lo lắng, buồn vì những nhược điểm của mình.
- Mở rộng mối quan hệ xã hội: Trẻ có nhiều bạn hơn, học theo bạn nhiều hơn và có những mối quan hệ trên tình bạn như tình yêu, tình dục.
- Nhận thức thay đổi: Những kỹ năng sống, tư duy, phân tích các vấn đề nhiều hơn. Trẻ có thể nhận thức được cảm xúc của bản thân mình với người khác, đề cao giá trị bản thân, dễ có những hành động đi quá giới hạn.
Ở giai đoạn tuổi dậy thì của trẻ luôn cần sự quan quan tâm từ người lớn nhất là bố mẹ để trẻ không chịu ảnh hưởng những cái xấu. Hãy chú ý nắm bắt những thay đổi về tâm lý của con, chia sẻ, đồng cảm với con để con phát triển tốt.
Nguồn: Mihi (Sưu tầm và tổng hợp)