Mỗi trẻ có giai đoạn mọc răng khác nhau, có trẻ mọc sớm, có trẻ mọc muộn. Hàm răng của trẻ sẽ hoàn thiện dần theo thời gian. Tuy nhiên, nhiều ba mẹ thường lo lắng khi trẻ mọc răng hàm vì thường răng hàm hay mọc muộn. Vậy khi nào trẻ mọc răng hàm và dấu hiệu trẻ mọc răng hàm là gì?
1. Thế nào là răng hàm
Răng hàm là răng rất quan trọng của hàm răng. Những chiếc răng hàm sẽ giúp bé nghiền nát thức ăn dễ dàng trước khi thức ăn đi xuống bộ máy tiêu hóa.
2. Khi nào trẻ mọc răng hàm
Ở mỗi trẻ có thời gian mọc răng khác nhau tùy vào cơ địa của mỗi bé cũng như khả năng hấp thu canxi kể từ khi mẹ mang thai có đầy đủ hay không.
Thường, trẻ từ 4-6 tháng tuổi bắt đầu nhú những chiếc răng đầu tiên và đến khi trẻ 1 tuổi sẽ mọc được 6 chiếc răng và cho đến 2 tuổi bé sẽ có hàm răng với 20 chiếc gồm 10 chiếc hàm trên và 10 chiếc hàm dưới.
Trẻ mọc răng hàm khi nào? Với trẻ khoảng 13 – 19 tháng sẽ bắt đầu mọc răng hàm trên nhưng có một số bé sẽ mọc răng hàm dưới. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường vì răng hàm dưới có thể xuất hiện khi bé 14-18 tháng.
Trẻ sẽ mọc răng hàm sữa trước và khi trẻ được 5 tuổi sẽ mọc răng hàm vĩnh viễn nên cha mẹ cần lưu ý.

3. Dấu hiệu trẻ mọc răng hàm
Để có thể nhận biết được dấu hiệu trẻ mọc răng hàm bố mẹ cần nắm được những kiến thức cơ bản như:
- Trẻ bị sốt: Đây là dấu hiệu thường gặp nhất, thời điểm trẻ mọc răng hàm cũng là lúc trẻ thôi nhận khả năng miễn dịch từ mẹ. Nhiệt độ bé sẽ cao từ 38-39 độ và hạ sốt dần. Tuy nhiên, không phải lúc nào dấu hiệu này cũng đúng nên bố mẹ cần lưu ý khi con sốt để hạ sốt cho con nhé.
- Chảy nước dãi: Ở nhiều trẻ trước khi mọc răng hàm sẽ chảy dãi nhiều. Khi trẻ chảy dãi mẹ nên dùng yếm và thay cũng như lau vùng miệng cho trẻ để hạn chế da ửng đỏ.
- Chán ăn, bỏ ăn: Khi con chuẩn bị mọc răng sẽ cảm thấy khó chịu, đau nhức nên dễ dẫn tới chán ăn, bỏ ăn.
- Tiêu chảy: Bé sẽ đi ngoài phân lỏng 2-3 lần/ngày do lượng nước dãi tăng nhiều.
- Bé bị ho: Nếu không kèm theo các nguyên nhân như sổ mũi, dị ứng thì có thể bé ho do mọc răng khi nước dãi nhiều khiến bé khó chịu và ho do sặc.
- Thích cắn đồ: Dấu hiệu bé ngứa lợi nên thích, nhai cắn đồ cho dễ chịu
- Ngủ không ngon giấc: Dù là ban ngày hay ban ban đêm thì khi trẻ mọc răng sẽ làm giấc ngủ của trẻ không ngon, hay trằn trọc.

4. Chăm sóc trẻ mọc răng hàm đúng cách
Thời kỳ mọc răng ở trẻ cũng rất quan trọng trong quá trình phát triển. Nếu bé đang trong giai đoạn mọc răng, bố mẹ cần quan tâm tới bé.
- Không nên mắng, ép con ăn. Thay vào đó hãy chia các bữa ăn nhỏ cho con ăn từng ít một để con thấy dễ chịu.
- Chế biến món ăn đầy đủ dinh dưỡng nhưng nên nấu nhừ, nhuyễn để bé dễ nuốt
- Hạ sốt cho trẻ khi trẻ sốt từ 38-38,5 độ theo liều lượng phù hợp, lau mát chườm ấm, mặc quần áo thoải mái cho bé. Dọn dẹp phòng thông thoáng để bé nhanh hạ sốt.
- Bổ sung men tiêu hóa cho trẻ theo chỉ định của bác sĩ nếu có tình trạng tiêu chảy.
- Lau vệ sinh miệng hàng ngày cho bé sau khi ăn.
- Diệt khuẩn đồ chơi cho bé thường xuyên
- Cho trẻ gặm nướu hoặc hoặc những vật liệu mềm để trẻ nhai giảm ngứa lợi.
- Nếu trẻ sốt cao, ngủ li bì, tiêu chảy, bỏ ăn thì cần thăm khám để chẩn đoán và điều trị sớm.
5. Giảm đau cho bé khi mọc răng hàm
Mẹo nhỏ giảm đau cho bé khi mọc răng hàm mẹ có thể thử bằng cách đặt một miếng băng gạc mát lên nướu của bé, rồi lấy muỗng lạnh giữa hai hàm răng. Lưu ý không để trẻ cắn vào muống. Thường xuyên thoa kem dưỡng ẩm lên da quanh miệng cho trẻ để giảm nứt và khô khi chảy dãi nhiều.

6. Một số lưu ý khi trẻ mọc răng hàm
- Thức ăn mềm hoặc cứng nhưng cần thái nhỏ để hỗ trợ bé nhai kỹ thức ăn trước khi nuốt
- Không nên cho trẻ ngậm vòng vì nó chỉ giúp mọc răng cửa
- Không cho con đeo đồ vật quanh cổ, vòng hổ phách làm nóng hổ phách tiết ra dầu chứa axit succinic có thể không tốt cho b.
- Không để trẻ nhai đồ cứng làm tổn thương răng của trẻ.
- Sử dụng thuốc giảm đau cho trẻ, kháng viêm theo đúng liều lượng được chỉ định từ bác sĩ.
Trẻ mọc răng là giai đoạn sẽ khiến cả nhà phải vất vả. Tuy nhiên, bố mẹ cũng không cần quá lo lắng bởi đây là quá trình tất yếu trong giai đoạn phát triển của trẻ. Hãy chăm sóc bé thật tốt và quan tâm để sức khỏe của trẻ luôn được đảm bảo.
Nguồn: Mai Thảo (tổng hợp)