Dị ứng đạm sữa bò là phản ứng hay gặp ở trẻ khi hệ miễn dịch của trẻ nhạy cảm với các thành phần đạm trong sữa bò. Vậy, dấu hiệu trẻ bị dị ứng đạm sữa bò là gì?
1. Dị ứng đạm sữa bò là gì?
Ở trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh thường khá nhạy cảm với các thành phần đạm có trong sữa bò nên dẫn tới hiện tượng dị ứng đạm sữa bò. Hiện tượng này khá phổ biến vì sữa bò có chứa lượng đạm lạ đầu tiên mà trẻ hấp thụ.
Hiện tượng dị ứng đạm sữa bò ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi hệ miễn dịch của trẻ nhận diện sai đạm trong sữa bò là chất gây hại nên sẽ phản ứng lại và khiến bé bị dị ứng đạm sữa bò.
Theo một nghiên cứu trên 1.649 bà mẹ nuôi con nhỏ thì có tới 78 bé bị dị ứng đạm sữa bò, chiếm 5%, 64 bé nghi ngờ dị ứng, chiếm 4%.
![[Cần biết] Dị ứng đạm sữa bò là gì? Dấu hiệu trẻ bị dị ứng đạm sữa bò 1](https://behocthongminh.com/wp-content/uploads/2021/05/di-ung-dam-sua-bo-la-gi-dau-hieu-tre-bi-di-ung-dam-sua-bo-1.png)
2. Dị ứng đạm sữa bò ở trẻ do nguyên nhân nào?
Được biết, với những trẻ nhận diện sai lượng protein trong sữa bò là có hại sẽ sản sinh ra IgE – kháng thể miễn dịch làm trung hòa protein này. Sữa bò có chứa 2 loại đạm Casein và Whey là nguyên nhân chính dẫn tới dị ứng đạm sữa bò. Casein có trong sữa đông vón lại và Whey có trong sữa lỏng còn lại khi sữa đông vón lại.
Thực phẩm có khả năng gây ra dị ứng đạm sữa bò ở trẻ: trứng, đậu nành, vừng/mè, tôm, cua, cá, bột mì, đậu nành.
Thực tế, trẻ dị ứng đạm sữa bò có thể do yếu tố di truyền nếu bố, mẹ có tiền sử dị ứng như sốt, mẩn ngứa, dị ứng thực phẩm. Tỷ lệ này tăng ở trẻ có bố/mẹ dị ứng là 33-48%, ở bố và mẹ đều dị ứng hoặc mẹ hoặc anh/chị/em dị ứng chiếm 50-60%. Tuy nhiên, để biết chính xác thì vẫn chưa được xác định cụ thể.
3. Dấu hiệu trẻ bị dị ứng đạm sữa bò
Với những trẻ bị dị ứng đạm sữa bò thường có những dấu hiệu sau 2-48 giờ kể từ lúc uống sữa. Nhiều triệu chứng khác nhau có thể xảy ra như: phát ban, sưng tấy ở mặt, mẩn ngứa, vấn đề về tiêu hóa. Tùy vào mỗi trẻ có những mức độ nặng nhẹ khác nhau.
Dấu hiệu trẻ bị dị ứng đạm sữa bò gồm:
- Triệu chứng tức thời: Da nổi mẩn, ngứa, phát ban, khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi, chàm, tiêu chảy, nôn mửa sau khi bú.
- Triệu chứng muộn: Trẻ quấy khóc nhiều, sổ mũi, thở khò khè, chàm, mẩn đỏ, nôn mửa, trào ngược, táo bón hay phân lỏng có máu.
Nhiều trẻ dị ứng đạm sữa bò cũng có biểu hiện chàm bội nhiễm, đau bụng, quấy khóc cả đêm, mệt mỏi khiến trẻ tăng cân.
Vì vậy, để biết được bé có bị dị ứng đạm sữa bò không thì cần xét nghiệm máu, kiểm tra da dị ứng và nên kiêng đạm sữa bò một thời gian để có những chẩn đoán đúng đắn nhất.
![[Cần biết] Dị ứng đạm sữa bò là gì? Dấu hiệu trẻ bị dị ứng đạm sữa bò 2](https://behocthongminh.com/wp-content/uploads/2021/05/di-ung-dam-sua-bo-la-gi-dau-hieu-tre-bi-di-ung-dam-sua-bo-2.png)
4. Trẻ dị ứng đạm sữa bò làm sao khỏi?
Thông thường, hầu hết trẻ dị ứng đạm sữa bò có thể tự hết từ 1-4 tuổi. Vì vậy, cần thiết phải có một một chế độ dinh dưỡng tốt nhất dành cho bé để hạn chế tình trạng dị ứng đạm sữa bò ở bé.
5. Cách phòng tránh dị ứng đạm sữa bò ở trẻ
Cách tốt nhất để không để trẻ dị ứng đạm sữa bò là cần thiết phải phòng tránh cho trẻ ngay từ đầu với việc nuôi con bằng sữa mẹ là tốt nhất.
Tuy nhiên, chúng ta cũng không quá đặt nặng vấn đề nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn nếu như không có khả năng. Khi này mẹ có thể cho trẻ sử dụng các loại sữa công thức có chứa hàm lượng đạm thủy phân toàn phần để ngăn tình trạng dị ứng đạm sữa bò cho bé. Lưu ý:
- Sữa thủy phân một phần sẽ có dòng chữ “Partially hydrolyzed” trên bao bì và không được khuyến cáo cho trẻ dị ứng đạm sữa bò.
- Sữa thủy phân toàn phần trên bao bì sẽ có dòng chữ “Hypoallergenic formula”, “Extensively hydrolyzed”, Amino Acid-based formula là những dòng sữa được khuyến khích dành cho trẻ dị ứng đạm sữa bò khi mẹ không có sữa cho bé bú.
Trường hợp trẻ bị dị ứng đạm sữa bò, bố mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế để xét nghiệm và xác định đúng tình trạng của trẻ.
Nguồn: Mai Thảo (Tổng hợp)